Gắn ron cửa nhôm như thế nào cho đúng cách? Đảm bảo độ bền và hiệu quả sử dụng cao nhất? Nếu bạn chưa biết cách, hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Một số loại ron cửa nhôm phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ron cửa nhôm khác nhau để bạn lựa chọn, từ phân khúc bình dân đến cao cấp, chất liệu cũng không kém phần đa dạng. Trước sự đa dạng này, khi chọn mua ron cửa bạn cần xét tới mục đích, nhu cầu sử dụng, vị trí lắp đặt… để từ đó có được quyết định phù hợp nhất, ví dụ như ron cửa chống bụi, ron cửa ngăn nước, ron cửa cách âm hay ron cửa chống cháy… bên cạnh đó cũng đừng quên xác định độ rộng của khe cửa cần dán để từ đó chọn được ron cửa có kích thước phù hợp, lắp đặt vừa khít nhất.
Dưới đây là một số loại ron cửa nhôm đang được bán trên thị trường hiện nay để bạn tham khảo:
+ Ron cửa giảm chấn Slotfit: Tác dụng của loại ron cửa nhôm này là giúp làm kín khít các khe hở trên hệ thống cửa, bao gồm vị trí tiếp xúc giữa khung bao với tường, các mép cửa, cạnh cửa và chân cửa… từ đó giúp đảm bảo hơn sự kín khít, giúp mang lại khả năng cách âm, cách nhiệt, chống bụi bặm, ngăn gió, nước, ngăn thoát hơi lạnh… một cách tốt nhất. Hiện nay ron cửa nhôm giảm chấn Slotfit được sử dụng rất phổ biến bởi đây là loại ron cửa rất linh hoạt, phù hợp lắp đặt cho nhiều vị trí và nhiều loại cửa khác nhau chứ không riêng gì cửa nhôm.
+ Ron chân cửa đế mềm Door – floot: Ron cửa này là dòng ron dán chân cửa nhôm với tác dụng chính mang lại là giúp tăng độ kín khít cho phần chân cửa, từ đó giúp ngăn bụi, rác, côn trùng xâm nhập vào bên trong một cách hiệu quả. Về mặt ứng dụng thì loại ron này thích hợp cho cửa chính lẫn cửa thông phòng.
+ Ron chân cửa đế cứng Grap – brush: Ron cửa chân đế cứng Grap – brush là loại ron “chuyên trị” những khe hở lớn ở phần chân cửa tiếp giáp với sàn nhà, chủ yếu là cửa chính, để mang lại tác dụng ngăn ngừa rác, côn trùng, gió và ánh sáng lùa vào bên trong. Ngoài cửa chính, ron cửa đế cứng Grap – brush còn có thể sử dụng để lắp đặt cho cửa sân vườn, các hệ thống cửa tiếp xúc với ngoại thất.
Vậy nên chọn loại nào?
Như đã nói, còn tùy vào loại cửa và mục đích chính khi sử dụng mà chúng ta sẽ chọn được loại phù hợp:
+ Slotfit: Thích hợp sử dụng để ngăn chặn bụi, gió, côn trùng và hạn chế sự thoát nhiệt của phòng máy lạnh. Dùng được cho cửa nhôm và tất cả các loại cửa.
+ Door – floot: Chọn loại ron này nếu như bạn muốn lấy lại độ cân bằng cho khe cửa bị mất cân đối, ngăn cản rác, côn trùng, gió và ánh sáng từ bên ngoài vào.
+ Grap – brush: Chọn ron Grap – Brush nếu như bạn muốn tăng cường độ kín khít cho cửa chính, cửa sân vườn để ngăn cản sự xâm nhập của bụi bặm, côn trùng và nước mưa tràn vào.
2. Cách gắn ron cửa nhôm
Việc
gắn ron cửa nhôm là khá đơn giản và chúng ta hoàn toàn có thể tự tiến hành mà vẫn đảm đúng kỹ thuật, độ kín khít để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất mà không cần tới thợ chuyên nghiệp. Dưới đây là các bước để bạn tham khảo và thực hành ngay:
+ Vệ sinh sạch sẽ vị trí cần dán ron: Dùng khăn khô để lau sạch bụi bẩn, các vết bám, nước… trên bề mặt khung cửa cần dán ron. Bước này sẽ giúp cho ron khi được dán sẽ bám chặt hơn vào khung cửa, không bị bung ra sau một thời gian sử dụng.
+ Tháo bỏ lớp giấy bảo vệ ron ra, vừa gỡ vừa áp ron vào khung cửa để dán chặt vào.
+ Căn chỉnh vị trí ron cho thật chính xác, thẳng với khung cửa. Sau khi dán xong thì dùng kéo cắt bỏ phần ron thừa. Bạn không nên bóc hoàn toàn lớp giấy bảo vệ ron ra ngay từ đầu, tốt hơn hết là vừa bóc vừa dán để tránh làm gió, bụi vào làm ảnh hưởng tới độ kết dính của lớp keo.
ĐT