Khi nào nên sử dụng ron kính?

Trang chủ »Tin tức »Khi nào nên sử dụng ron...

Ron kính là một vật dụng được sử dụng phổ biến cho mục đích thi công các loại cửa kính trong nhiều công trình khác nhau. Hiện nay, thị trường cũng có nhiều loại ron kính để phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều loại công trình. Khi lắp ráp nó vào trong khung cửa kính sẽ giúp các khe hở được kín khít, hạn chế va đập và nhiều lợi ích tuyệt vời khác. 

1. Cấu tạo của ron kính



Ron kính được cấu tạo từ thành phần vật liệu là cao su NBR. Thông thường nó còn được coi là là cao su nitrile (tên gốc là nitrile-butadiene rubber) với độ bền vượt trội khi dùng để sản xuất các loại ron cửa. Độ dày của ron khoảng 2mm và có hai màu sắc phổ biến là trắng và nâu. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng mà các nhà sản xuất đã đưa ra dòng sản phẩm ron kính để dán khung bao cửa và một loại dùng để dán chân cửa. Nếu đã từng sử dụng qua sản phẩm này hẳn người dùng có thể biết được độ bền mà nó mang lại ra sao. 

Vì được làm bằng chất liệu cao su nên nó có khả năng đàn hồi, chống cháy, kháng lại một số dung môi, axit loãng, ngăn sức nóng của ánh nắng mặt trời và cho phép dùng được trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao. Thậm chí, một số loại ron kính được làm từ chất liệu EPDM còn có độ bền gấp 5 đến 8 lần so với loại ron thường. 

2. Các loại ron kính

+ Ron F



Đây là loại ron cửa được làm từ chất liệu nhựa dẻo trong suốt, từ đó giúp tạo màu sắc tông xuyệt tông khi lắp đặt trên hệ thống cửa kính, đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn. Nhìn chung loại ron này có thiết kế khá đơn giản, dễ sử dụng với hai cạnh ron có gờ nhỏ để khi lắp đặt vào khung cửa kính đảm bảo ép chặt hơn, không bị tuột ra ngoài. Hiện nay, ron F được dùng nhiều cho các cửa trượt phòng tắm kính, cửa kính lùa,…

+ Ron U

Đây là loại ron có thiết kế hình chữ U và những đường gân nhỏ chạy dọc suốt hết thanh ron nhằm mục đích ép chặt ron và giúp nó bám chặt vào cửa kính hơn sau khi ép. Sản phẩm này được làm từ chất liệu nhựa dẻo có màu trogn suốt nên khi lắp đặt sẽ tạo được sự đồng nhất về màu sắc, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Độ dày của ron U thường là 220mm, vậy nên khi lắp đặt loại ron này bạn cũng nên chú ý đo đạc khung cửa cẩn thận. 



Ngoài hai loại ron trên thì còn có ron H, ron Y tuy cũng không được ưa chuộng bằng ron F và ron U nhưng vẫn đảm bảo được tính năng và lợi ích đem lại cho người dùng. 

3. Khi nào nên sử dụng ron kính?

+ Nhà ngoài mặt tiền, khu công nghiệp, trường học, chợ

Khi nhà bạn ở khu vực ồn ào, ở ngoài mặt tiền nhiều người đi lại, xe cộ, bụi bặm và độ ẩm gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống. Trong khi đó, nếu hệ thống cửa không đảm bảo được độ kín khít thì bụi bẩn, tiếng ồn sẽ xâm nhập vào bên trong, làm cho nhà cửa lúc nào cũng bị bám bẩn, đồ đạc nội thất nhanh hư, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng. 

Vì vậy, lắp đặt ron kính lúc này sẽ giúp khung cửa được kín khít, cửa sổ cũng sẽ ngăn chặn tiếng ồn xâm nhập, bụi bặm, hơi nước và côn trùng không thể xâm nhập vào bên trong được. 

+ Khi muốn giảm va đập cho cửa

Nếu sử dụng cửa lùa hay cửa kéo thì sẽ gây ra tiếng ồn mỗi khi đóng mở cửa, nhất là sau khi sử dụng được một thời gian. Lúc này bạn nên sử dụng ron kính để giúp việc đóng mở cửa được êm ái hơn, giảm tiếng ồn khi xảy ra va đập, hạn chế tình trạng gió rít qua các khe cửa, ngăn ngừa những bất tiện trong quá trình sử dụng.



+ Khi muốn ngăn côn trùng xâm nhập và hơi lạnh thoát ra

Ruồi, muỗi, chuột, gián,… đều là những loại côn trùng dễ xâm nhập vào nhà gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Do đó, lắp đặt ron kính để ngăn chặn chúng là điều cần thiết bạn nên làm. Ngoài ra, ron kính còn giúp ngăn không cho hơi lạnh của phòng sử dụng điều hòa thoát ra ngoài. Từ đó giúp hóa đơn tiền điện của gia đình bạn giảm đi đáng kể. 

Với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể biết được cấu tạo, phân loại và thời điểm thích hợp nên sử dụng ron kính. Còn thắc mắc điều gì xin hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho chúng tôi bạn nhé. 

Thùy Duyên